Tạp chí

Những Sai Lầm Dễ Mắc Phải Khi Đạp Xe Làm Cho Bắp Chân To Hơn

NHỮNG SAI LẦM DỄ MẮC PHẢI KHI ĐẠP XE LÀM CHO BẮP CHÂN TO HƠN
2021-08-14 11:27:00 - 3551

Đi xe đạp hiện là môn thể thao được ưa chuộng đối với tất cả mọi người. Mọi người đều hướng tới một mục đích chung đó là cải thiện sức khỏe đôi chân và toàn thân, trong đó xe đạp là một lựa chọn hợp lý. Đạp xe nâng cao thể chất, thư giãn và giúp cơ thể cân đối. Tuy vậy, Asama nhận thấy vẫn có một số sai lầm nho nhỏ làm cho việc đạp xe bị phản tác dụng. Dẫn đến việc làm cho phần bắp chân của một số người lớn hơn. Khiến những người khác băn khoăn rằng liệu có nên tiếp tục đạp xe hay không? Lời đồn đi xe đạp làm to bắp chân đúng hay không?

Thật ra, đạp xe thể thao không làm bắp chân hay đùi của bạn to ra mà là trở nên săn chắc hơn. Không những vậy, việc đi xe đạp thường xuyên còn tác động tốt đến lưng, cánh tay, hông và vùng bụng của bạn. Chỉ cần bạn không mắc phải những sai lầm dưới đây thì chắc chắn rằng đôi chân của bạn sẽ trở nên thon gọn, săn chắc.

Thay vì băn khoăn, lo lắng. Hãy kiểm lại cùng Asama, xem rằng bạn có mắc phải một trong những sai lầm dưới đây không nhé.



Không kiểm soát lực đạp

Bạn có thể vẫn chưa kiểm soát lực đạp tốt. Bạn đạp một cách tùy hứng, lúc mạnh, lúc nhẹ. Kiểm soát lực đạp không phải là chỉ đạp đúng chính xác một tốc độ hay một lực duy nhất. Mà là cân bằng lực đạp để đưa ra tốc độ ổn định. Trong vài phút đầu, đạp chậm vừa phải để phần chân quen dần và giãn cơ. Dần dần tăng lực đạp mạnh hơn bằng cách tăng tốc độ của các vòng đạp. Sau một quãng đường dài, bạn đã thấm mệt, đổ mồ hôi. Bạn cảm nhận không còn sức để đạp xe nhanh nữa, thì hãy từ từ thả tốc độ, quay lại trạng thái đạp xe nhẹ nhàng để thư giãn trước. 

Lưu ý, bạn tuyệt đối không nên đạp quá mạnh từ lúc bắt đầu, như vậy sẽ khiến cơ thể biến đổi đột ngột gây nên tác dụng ngược. Nếu muốn kiểm soát lực đạp tốt, bạn nên tập hít thở. Để có nhịp thở đều đặn, tốt nhất là hít bằng mũi và thở bằng miệng. Nó sẽ giúp bạn giữ sức bền hơn. Bạn áp dụng tốt phương pháp đạp xe này, các bắp chân và đùi sẽ săn lại, không còn lỏng lẻo. 

Không đạp xe đúng thời gian biểu

Khi bắt đầu môn thể thao này, bạn không phân phối thời gian đạp xe hợp lý. Hôm nay bạn đạp xe buổi sáng, nhưng ngày mai lại đạp buổi tối. Điều này làm cho cơ thể không kịp thích ứng, dẫn đến việc không có vóc dáng và sức khỏe như mong muốn. Nếu bạn quyết định gắn bó lâu dài với xe đạp thì cũng nên sắp xếp cho mình một thời khóa biểu phù hợp. Bạn vạch ra một kế hoạch đạp xe cụ thể. Thời gian khởi động, thời gian đạp xe, thời gian nghỉ xả cơ vào một khung thời gian cố định trong ngày. 

Đối với những bạn mới bắt đầu đạp xe thể thao. Những bộ phận của cơ thể hoạt động nhiều hơn, không tránh khỏi đau nhức như vai, cổ tay, bắp chân, mông,...Vì vậy, bạn đạp khoảng 30 phút vào những ngày đầu. Khi cơ thể đã quen, tình trạng đau mỏi giảm thiểu, bạn tăng khoảng thời gian lên 45 phút hoặc nhiều hơn. 

Gắng sức đạp xe quá lâu

Bạn đừng quá hào hứng với chiếc xe đạp mới mà đạp liên tục khoảng 1-2 tiếng đồng hồ nhé. Bạn gắng sức đạp nhiều, dẫn đến hơi thở không ổn định, thở gấp, máu lưu thông kém. Nếu bạn đạp quá lâu, cơ thể sẽ chịu tác động lớn. Chân phải hoạt động mạnh liên tục nhiều giờ, gây mỏi cơ và to bắp chân. Ngồi trên xe đạp nhiều giờ đồng hồ cũng có thể gây ra những ảnh hưởng khôn lường như đau lưng, thoát vị đĩa đệm,...Thời gian đạp xe nhiều nhất là 1 tiếng. Nếu bạn đi đường dài, bạn nên nghỉ ngơi 5-10 phút hồi sức, sau đó mới tiếp tục chuyến đi.

Nạp lượng nước thiếu hoặc sai cách

Lượng nước đủ cho một người trung bình là khoảng 2 lít nước/ngày. Tuy nhiên, với những bạn dân thể thao thì cần nạp nhiều hơn. Vì đạp xe là phương pháp thể dục mất nhiều năng lượng và nước. Ngoài những lúc uống nước trong ngày, các chuyên gia cho rằng:

- Uống 450-600ml nước trước khi đạp xe 1-2 tiếng.

- Uống 250-300ml nước trước khi đạp xe 15 phút.

- Uống khoảng 250ml nước trong lúc đạp xe, mỗi lần cách nhau từ 15-30 phút.

Sở dĩ uống nhiều nước như vậy là vì tuyến mồ hôi hoạt động hết công suất và tiết ra nhiều mồ hôi. Từ đó, cơ thể cảm thấy háo nước, cần phải nạp lượng nước bổ sung để đảm bảo sức khỏe. Nếu không được nạp đủ nước, cơ thể sẽ tự động tích trữ nước trong người, làm cho cơ thể phù nề. Hãy lưu ý, bạn không nên uống nước ngay sau khi vừa dừng đạp. 

Trên đây là một số cách thức đạp xe sai cách khiến bắp chân trông to hơn mà Asama tổng hợp lại. Bạn gặp phải một trong bốn điều trên thì khắc phục ngay nhé.  Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý thêm về sự thay đổi của cơ thể. Để luôn có được một cơ thể khỏe mạnh và vóc dáng săn chắc. Xe đạp Asama luôn mong muốn đem lại cho bạn một trải nghiệm đạp xe tuyệt vời và tối ưu công dụng của xe đạp. 

"LIKE" fanpage của Asama để theo dõi và cập nhật những mẫu xe đạp mới nhất, những thông tin về kỹ thuật, giá bán cũng như nơi mà bạn có thế tìm mua sản phẩm của Asama nhé !!!

Thông tin các kênh truyền thông CHÍNH THỨC của Asama:

FACEBOOK

https://www.facebook.com/ASAMABikes/

WEBSITE

https://asama-bike.com/

CSKH

https://www.facebook.com/ASAMABikes/

YOUTUBE

https://www.youtube.com/.../UCf701KvUiFAlVdxHHAIKf4A/videos

DANH SÁCH CỬA HÀNG

https://asama-bike.com/store

INSTAGRAM

https://www.instagram.com/asamabikes/

XEM THÊM 

Đạp xe an toàn với 10 phút khởi động cơ bản.

Lợi ích của việc đạp xe.

Đi xe đạp một mình - Lời khuyên hữu ích dành cho bạn.

4 cách bảo vệ đạp đạp xe an toàn trong mưa.

Khám phá lốp xe đạp và chọn loại lốp xe phù hợp.