Tạp chí

6 Lời Khuyên Đạp Xe An Toàn Khi Tham Gia Giao Thông

6 LỜI KHUYÊN ĐẠP XE AN TOÀN KHI THAM GIA GIAO THÔNG
2021-10-22 21:36:00 - 4011

Xe đạp là phương tiện được dùng phổ biến từ trước đến nay. Với chiếc xe đạp Asama, mọi người có thể tự do làm điều họ thích. Xe đạp là phương tiện di chuyển, thể thao, giải trí. Thậm chí là đi du lịch bằng xe đạp. Tuy nhiên giao thông tại Việt Nam khá phức tạp với nhiều loại phương tiện khác nhau và xe đạp rất dễ bị “lép vế” trước những phương tiện đó. Để tự bảo vệ bản thân, ngoài việc điều khiển xe đạp thành thạo thì bạn cần am hiểu thêm những cách đạp xe tham gia giao thông an toàn nhằm tránh những vụ tai nạn không đáng có.

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, phần tiếp theo trong bài viết dưới đây Asama sẽ có 6 lời khuyên hữu ích dành cho bạn. Chúng sẽ giúp bạn an toàn hơn khi đi xe đạp trên đường.

Nắm Các Luật Giao Thông Cơ Bản Để Đi Xe Đạp An Toàn

Xe đạp cũng như các phương tiện khác, người sử dụng xe đạp cũng cần phải tuân thủ các luật giao thông đường bộ nhằm đảm bảo an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh. Một số luật chung cần tuân thủ như:

Chạy xe cùng chiều: Tại Việt Nam khi mọi người tham gia giao thông đều phải đi ở làn đường phía bên phải, và xe đạp cũng như vậy. Tuy nhiên đối với xe đạp, bạn nên điều khiển làn trong cùng phía bên phải và không đi dàn hàng hai, hàng ba để tránh nguy hiểm. 

Thực hiện theo các tín hiệu: Đi xe đạp cũng cần tuân theo các tín hiệu đèn giao thông, ký hiệu vẽ trên đường hoặc các biển báo.

Quan sát tình hình nhanh nhạy: Đặc biệt cẩn thận khi đi qua giao lộ, những con hẻm mà bất cứ xe nào cũng có thể đi đến bất ngờ. Đồng thời, hãy cẩn thận với những chiếc xe đậu bên đường vì họ có thể đột ngột di chuyển hay mở cửa.  Bạn có thể đâm vào họ và ngược lại.

Ra hiệu xin đường: Nhiều bạn nghĩ là đi xe đạp nên không cần ra hiệu xin nhường đường. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra tai nạn khi người điều khiển không ra hiệu mà lại đột ngột băng qua đường. Bạn cần quan sát trước sau và giơ tay ra hiệu bên phía bạn muốn đi để cho người khác biết mà giảm tốc độ.

Đội mũ bảo hiểm: Ở Việt Nam hiện chưa bắt buộc sử dụng mũ bảo hiểm đối với xe đạp. Tuy nhiên, Asama vẫn khuyến khích các bạn đội mũ bảo hiểm để bảo vệ vùng đầu an toàn nhất.

Sử dụng đèn chiếu sáng: Nếu đi xe đạp vào buổi tối, bạn nên chọn những mẫu xe đạp có đèn xe. Chúng có nhiệm vụ giúp bạn soi sáng đường đi và để những phương tiện khác nhìn thấy bạn. 

Trên đây là những điều cơ bản nhưng tất cả đều rất quan trọng. Tuy vậy những điều này cũng không quá lạ đối với những bạn đã đi xe đạp một thời gian.

Tránh Đi Trên Vỉa Hè.

Một việc thường thấy khi đường đông đúc và kẹt xe là nhiều chiếc xe lao lên vỉa hè lại rộng rãi. Dần dần cảm thấy việc này là bình thường. Tuy nhiên điều này cũng được tính là vi phạm luật giao thông đường bộ và có thể bị xử phạt theo quy định của nhà nước. Vỉa hè là nơi dành cho người đi bộ và không có bất cứ phương tiện nào được đi trên vỉa hè trừ khi cần di chuyển vào nhà hay các cửa hàng. 

Giữ Khoảng Cách An Toàn.

Đi xe đạp cũng như các phương tiện khác, cần giữ một khoảng cách an toàn. Người điều khiển xe đạp nên chủ động giữ khoảng cách để đảm bảo an toàn cho bản thân. Xe đạp không nên đi quá gần xe máy, ôtô hay xe tải. Khoảng cách quá gần cũng sẽ khó mà xử lý kịp những tình huống bất ngờ. Vì xe đạp khá nhỏ so với những phương tiện đó, chỉ một giây lơ là có thể xảy ra va chạm và bên thiệt hại nhiều hơn vẫn là xe đạp. Lưu ý, mọi người không nên có tình trạng xe máy đẩy xe đạp, như vậy đều sẽ gây nguy hiểm cho cả hai bên và những người tham gia giao thông khác.

Đừng Quá Cẩn Thận

Bạn là người mới đi xe đạp, bạn cẩn thận về mặt kỹ năng là tốt. Nhưng quan trọng hơn vẫn là bạn hãy điều khiển xe đạp tham gia giao thông một cách tự tin và tự nhiên. Đừng quá cẩn thận. Điều này làm cho bạn luôn có tâm lý lo lắng trên đường, dẫn đến việc mất tập trung. Điều này khiến bạn dễ gây ra tai nạn hơn. Giao thông tại Việt Nam khá là phức tạp, với tinh thần tự tin, bạn có thể hòa nhập vào dòng người một cách dễ dàng. Khi đó bạn sẽ nhận ra rằng sự phức tạp này là phức tạp có tổ chức.

Điều Khiển Xe Đạp Một Cách Linh Hoạt

Thật ra, bạn không cần quá cứng ngắc khi đạp xe trên đường. Có nhiều trường hợp khi bạn tuân thủ đúng luật giao thông thì những mối nguy hiểm vẫn luôn rình rập bạn, hoặc đơn giản là những người lái xe lại không nhìn thấy bạn. Vì vậy tốt nhất là dựa sự linh hoạt xử lý tình huống của bạn. Bạn có thể linh hoạt điều khiển chiếc xe đạp sao cho an toàn cho bạn và mọi người.

Đạp Xe An Toàn Với Mọi Địa Hình

Không phải con đường nào cũng bằng phẳng. Cũng sẽ có những con đường gồ ghề, đổ dốc, hay ổ gà. Những cách nhỏ có thể giúp bạn tự tin điều khiển xe đạp: 

Thay vì nhìn thẳng, hướng mắt thấp xuống vừa tầm đủ để quan sát đoạn đường ngắn phía trước là cách đi xe đạp an toàn nhất. Thực tế cho thấy nếu bạn hướng mắt nhìn xa rất khó xử lý những chướng ngại vật nhỏ xuất hiện trước bánh xe bạn.

Khi đạp xe lên dốc không nên sử dụng bàn đạp phanh. Vì hoạt động này có thể làm bánh xe trước bị nâng lên và gây té ngã.

Điều chỉnh bánh răng hợp lý trong lúc lên dốc và xuống dốc.

Bài viết trên giúp bạn giữ an toàn khi điều khiển xe đạp trên đường, tránh những rủi ro bất ngờ. Xe đạp vừa là phương tiện giúp bạn tự do di chuyển dễ dàng, vừa là thiết bị luyện tập thể lực hữu hiệu. Xe đạp tốt cho sức khỏe cũng như thân thiện với môi trường. Asama rất vui đồng hành cùng bạn trên mọi con đường.

"LIKE" fanpage của Asama để theo dõi và cập nhật những mẫu xe đạp mới nhất, những thông tin về kỹ thuật, giá bán cũng như nơi mà bạn có thế tìm mua sản phẩm của Asama nhé !!!

Thông tin các kênh truyền thông CHÍNH THỨC của Asama:

FACEBOOK

https://www.facebook.com/ASAMABikes/

WEBSITE

https://asama-bike.com/

CSKH

https://www.facebook.com/ASAMABikes/

YOUTUBE

https://www.youtube.com/.../UCf701KvUiFAlVdxHHAIKf4A/videos

DANH SÁCH CỬA HÀNG

https://asama-bike.com/store

INSTAGRAM

https://www.instagram.com/asamabikes/

XEM THÊM 

Xe Đạp Phát Ra Tiếng Động Lạ?

6 Tác Dụng Của Xe Đạp Và Lưu Ý Dành Cho Người Đau Dây Thần Kinh Tọa.

Những Sai Lầm Dễ Mắc Phải Khi Đạp Xe Làm Cho Bắp Chân To Hơn.

4 Cách Bảo Vệ Bạn Đạp Xe Trong Mùa Mưa.

Đi xe đạp một mình - Lời khuyên hữu ích dành cho bạn.